Cà phê từ lâu là thức uống quen thuộc của người Việt Nam, tuy nhiên các loại cà phê rất đa dạng, mỗi giống cà phê lại mang một hương vị khác nhau. Vậy bạn đã biết hết về các loại cà phê phổ biến ở nước ta chưa? Hãy cùng Cafe Đạt khám phá nhé.
Cà phê Arabica
Nhắc đến cà phê nào ngon nhất, người ta khó mà quên Arabica. Arabica và Robusta được xem là 2 loại cà phê tổ tiên của nhiều giống khác vì nguồn gốc lâu đời của chúng. So với Robusta, Arabica được nhiều người đánh giá cao hơn về hương vị. Arabica có vị chua thanh, thêm chút vị trái cây và hậu vị ngọt như mật ong. Cafein trong Arabica chỉ chiếm từ 1 – 2%.
Cà phê Arabica (hay còn gọi là cà phê chè) loại cà phê này có hạt hơi dài, được trồng chủ yếu tại Lâm Đồng, ở độ cao từ 800 mét trở lên so với mực nước biển, nhưng thơm ngon nhất phải từ 1300 – 1500 mét.
Gọi Arabica là “thủy tổ” cũng không ngoa, giống cà phê này có đến 125 dòng cà phê cùng chủng loại như Typica, Bourbon, Catimor,… Mỗi dòng đều có hương vị đặc trưng riêng, tùy theo cách trồng trọt và điều kiện địa lý ở từng vùng miền. Cà phê Arabica Việt Nam gồm 2 loại chính là Catimor và Moka. Cà phê Moka có mùi thơm nhẹ, vị nhạt. Cà phê Catimor có mùi thơm nồng nàn, vị chua nhẹ.
Cà phê Robusta (Cà phê vối)
Một trong các loại cafe nổi tiếng nhất thế giới là cafe Robusta. Việt Nam cũng là nước sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới hiện nay. Đây là loại cà phê được ưa chuộng vì có một lượng cafein cao. Robusta là giống cà phê có nguồn gốc lâu đời, xuất xứ từ Congo – Bỉ. Khoảng những năm 1875, người Pháp đã đem giống Robusta vào Việt Nam và trồng ở những tỉnh phía Bắc. Về sau, do thấy điều kiện địa lý tại vùng Tây Nguyên phù hợp hơn nên Robusta được chuyển lên đây trồng.
Cà phê Robusta có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ ở nhiều khí hậu. Vì vậy giống cây này dễ canh tác và cho ra sản lượng cà phê lớn. Hạt cà phê Robusta khá nhỏ, có mùi thơm dịu, được sấy trực tiếp chứ không lên men nên có vị đắng gắt, độ cafein cao, nước có màu nâu sánh, đậm đặc, phù hợp với khẩu vị người Việt Nam.
Cà phê Culi
Cà phê Culi hay Caracoli, thực chất là tập hợp những trái cà phê nguyên chất đột biến của các chủng loại cà phê khác và đặc biệt hơn nữa là cùng một chủng loại cà phê nhưng những trái cà phê đột biết culi lại có một hương vị khác hoàn toàn tạo nên một nét riêng so với chủng loại của mình.
Thông thường, một trái cà phê chứa hai nhân hạt cà phê. Tuy nhiên, khi một trong hai noãn của nhân không phát triển, noãn còn lại không bị áp lực, sẽ phát triển tạo thành một hình dạng tròn không có mặt phẳng chiếm toàn bộ không gian trong nhân của trái cà phê và nó được gọi là hạt cà phê Culi.
Hương vị của cà phê Culi độc đáo, tinh tế, có hậu vị, chiều sâu giảm nhận với một nét rất riêng… nổi bật hơn hẳn so với các hạt cà phê thông thường khác trong cùng vụ mùa. Do sản lượng hiếm (chiếm tỷ lệ khoảng 2-4% trong vụ mùa) và nhất là do hương vị quí giá, độc đáo, nên cà phê Culi được những tín đồ cà phê gọi là hạt “trân châu” trong vương quốc cà phê.
Tùy vào giống cà phê Culi cũng sẽ có hương vị khác nhau: Nếu là giống Culi Robusta thì hương cà phê sẽ thơm nồng hơn Robusta bình thường. Khi thưởng thức, sẽ thấy vị hoa quả chín tinh tế xen kẽ mùi mạch nha, bánh mì cháy. Còn nếu là giống Culi Arabica thì sẽ có vị đắng của Culi và chua nhẹ của Arabica. Hương vị của nó cũng đậm đà hơn với cafe Arabica thông thường.
Cà phê Cherry
Cà phê Cherry (hình dáng cây hơi giống cây mít nên còn được gọi là cà phê mít), được trồng ở vùng Cao Nguyên nước ta và có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, cho năng suất cao. Cà phê Cherry gồm 2 loại chính là Liberica và Exelsa, hạt cà phê có màu vàng, sáng bóng, mùi hương thoang thoảng. Nhưng do có độ chua cao nên loại cà phê này hiếm được trồng. Sản lượng tiêu thụ của loại cà phê này chỉ chiếm 1% trong tổng sản lượng thế giới.
Cà phê Chồn
Nếu đề cập đến tên các loại cà phê nổi tiếng ở Việt Nam thì không thể không nhắc đến cà phê chồn. Đây là một loại cà phê đặc biệt và hiếm trên thế giới. Chồn hương sẽ ăn các hạt cafe, khi đi qua dạ dày, hạt cafe sẽ bị enzym tiêu hóa bào mòn vỏ và thấm vào nhân cà phê.
Hạt cà phê này sẽ được đem phơi khô và chế biến thành thứ thức uống đặc biệt thơm ngon. Cafe chồn có hương vị bùi, hơi ngai ngái và phảng phất vị sô cô la.
Cafe Chồn có tên tiếng anh là Kopi Luwak, là một loại cà phê đặc biệt, được xếp vào hàng hiếm trên thế giới. Trong quá trình chồn hương nhai gặm hạt cafe đi qua dạ dày và ruột thì các enzym men tiêu hóa của chồn hương đã thấm qua lớp vỏ đã bị bào mòn và thấm nhẹ vào nhân cà phê.
Cà phê Moka
Moka là một loài cà phê thuộc chi Arabica, được người Pháp di thực vào những năm 30 của thế kỷ trước. Tại Việt Nam, cà phê Moka thường được trồng tại Đà Lạt, Lâm Đồng.
Trong các loại cà phê, đây là giống khó trồng nhất, đòi hỏi công chăm sóc kỹ, dễ bị sâu bệnh, cần có điều kiện môi trường lẫn kỹ thuật chăm sóc đặc thù nhưng năng suất lại ít. Cây cà phê Moka chỉ có thể sinh trưởng và phát triển ở độ cao từ 1500m nên không trồng được ở Buôn Mê Thuột- thủ phủ cà phê ở Việt Nam. Càng lên cao cùng với điều kiện thổ nhưỡng, canh tác phù hợp thì hương vị cà phê càng tuyệt vời. Hạt Moka lớn và đẹp hơn các hạt cà phê khác, hương thơm đặc biệt và sang trọng, ngây ngất, vị hơi chua thanh thoát, dành cho những người sành điệu.
Do quy trình trồng trọt khó khăn nên đây được xem là một loại cafe hiếm, giá thành cao hơn so với các loại khác. Cà phê Moka trở thành một món quà đặc biệt dành tặng nhau của những người sành cà phê.
Tiên phong trong lĩnh vực cà phê sạch, Cafe Đạt được tuyển lựa từ những hạt cà phê thuần khiết của cao nguyên Lâm Đồng với cao độ trên 1500m, nơi có khí hậu và thổ nhưỡng đặc trưng để kết tinh loại cà phê ngon nhất.
Tham vọng của chúng tôi, đơn giản chỉ là mang cà phê sạch và ngon, trực tiếp từ nông trại của mình đến mời mọi người cùng thưởng thức. Công thức đặc chế cho từng “gout” thưởng thức khác nhau, nhưng chung nhất một khẩu hiệu: Cafe Đạt, là phải luôn ngon và lành.
Tất cả các sản phẩm Cafe Đạt đều được rang mộc từ cà phê nguyên chất 100%, không pha trộn bất cứ loại nào khác. Nước cà phê khi pha màu cánh gián, không đen đậm, nhạt dần và không sánh kẹo.